Chiều tối ngày 16/10, tại xã Hạ Long - Vân Đồn - Quảng Ninh đã chính thức diễn ra Lễ khánh thành dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô đúng dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh
Kéo cáp vượt biển
Lần đầu tiên một dự án kéo điện của nước ta được thực hiện trên những địa hình khó khăn nhất, phức tạp nhất, đó là kéo điện vượt biển ra huyện đảo du lịch Cô Tô. Nhớ lại những ngày thi công cam go nhất, những người có trách nhiệm trong phần việc này như vẫn còn nguyên sự lo lắng nhưng họ rất tự hào. Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Xây dựng điện Thái Dương, một trong những nhà thầu của dự án điện, thúc đẩy phát triển tour du lịch Cô Tô với gói thầu số 8 được coi là hạng mục quan trọng nhất (có giá trị 531 tỷ đồng). Ông Thái cho biết: Trước khi thực hiện công đoạn chôn cáp thì từ cuối năm 2012, dự án đã tiến hành khảo sát, đo vẽ bản đồ toàn bộ khu vực có đường cáp chạy qua dài 23km từ Vân Đồn ra đến Cô Tô. Riêng phần thi công chôn cáp dưới biển chính thức giao cho Liên doanh nhà thầu Prysmian - Thái Dương (Italia) đảm nhiệm. Để bảo đảm tiến độ của dự án, quá trình sản xuất cáp ngầm được chia thành 3 công đoạn, thực hiện đồng thời tại 3 nước Italia, Tây Ban Nha, Na Uy, sau đó vận chuyển về Việt Nam.
Lúc bắt tay vào thi công chưa tìm ra phương án tối ưu nhất, vừa thi công vừa rút kinh nghiệm ở từng địa hình trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sóng biển lúc nào cũng duy trì ở mức độ cấp 4 - 5. Đơn vị thi công đã chia tuyến cáp ngầm 23km thuộc gói thầu số 8 thành 4 tuyến: Cái Dài - Trà Ngọ, Bản Sen - Ba Mùn, Ba Mùn - Cô Tô, Cô Tô - Thanh Lân. Do bị ngăn cách bởi các đảo đá nên chiều dài các tuyến không đồng đều. Đặc biệt 3/4 tuyến có chiều dài ngắn, chưa đầy 3km, độ sâu đáy biển có đoạn chỉ đến 10m. Bên cạnh đó, 70% cấu tạo địa chất toàn tuyến là đá gốc rắn chắc. Riêng đoạn gần đảo Cô Tô (dài khoảng 1km) còn có lớp dày khoảng 5m là vỏ phong hoá đá gốc, sét pha cát phong hoá dạng dẻo cứng nên việc thi công ở khu vực này mất rất nhiều thời gian và vô cùng phức tạp. Thông tin Khách sạn đảo Cô Tô
Với cấu tạo địa chất như vậy, Liên doanh nhà thầu Prysmia - Thái Dương đã quyết định dùng sà lan rải cáp kết hợp với các phương tiện khác như robot cắt đá để xẻ mương cáp, máy hút bùn, máy bơm nước áp lực cao để thổi nước tạo thành rãnh... Tham gia việc rải cáp có hơn 50 cán bộ, công nhân, chuyên gia, thợ lặn, trong đó có 17 chuyên gia đến từ Indonessia (thuộc Công ty Nautic Maritime Salvage). Họ làm việc cật lực để đảm bảo tiến độ dự án, có những ngày thi công liên tục tới 18 giờ không ngừng nghỉ.
Đó là phần việc dưới biển, ngoài ra dự án còn áp dụng công nghệ kéo dây bằng khinh khí cầu trên những đoạn chạy qua rừng, qua núi đá cao trên đảo với chiều dài 35km, cùng một lúc có thể kéo được 4 sợi cáp khác nhau để rút ngắn thời gian thi công, đảm bảo hoàn thành công trình với 350 ngày.
Lần đầu tiên một dự án kéo điện của nước ta được thực hiện trên những địa hình khó khăn nhất, phức tạp nhất, đó là kéo điện vượt biển ra huyện đảo du lịch Cô Tô. Nhớ lại những ngày thi công cam go nhất, những người có trách nhiệm trong phần việc này như vẫn còn nguyên sự lo lắng nhưng họ rất tự hào. Chúng tôi tìm gặp ông Nguyễn Hồng Thái - Giám đốc Công ty Xây dựng điện Thái Dương, một trong những nhà thầu của dự án điện, thúc đẩy phát triển tour du lịch Cô Tô với gói thầu số 8 được coi là hạng mục quan trọng nhất (có giá trị 531 tỷ đồng). Ông Thái cho biết: Trước khi thực hiện công đoạn chôn cáp thì từ cuối năm 2012, dự án đã tiến hành khảo sát, đo vẽ bản đồ toàn bộ khu vực có đường cáp chạy qua dài 23km từ Vân Đồn ra đến Cô Tô. Riêng phần thi công chôn cáp dưới biển chính thức giao cho Liên doanh nhà thầu Prysmian - Thái Dương (Italia) đảm nhiệm. Để bảo đảm tiến độ của dự án, quá trình sản xuất cáp ngầm được chia thành 3 công đoạn, thực hiện đồng thời tại 3 nước Italia, Tây Ban Nha, Na Uy, sau đó vận chuyển về Việt Nam.
Thi công cáp ngầm kéo điện ra đảo Cô Tô.
Lúc bắt tay vào thi công chưa tìm ra phương án tối ưu nhất, vừa thi công vừa rút kinh nghiệm ở từng địa hình trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sóng biển lúc nào cũng duy trì ở mức độ cấp 4 - 5. Đơn vị thi công đã chia tuyến cáp ngầm 23km thuộc gói thầu số 8 thành 4 tuyến: Cái Dài - Trà Ngọ, Bản Sen - Ba Mùn, Ba Mùn - Cô Tô, Cô Tô - Thanh Lân. Do bị ngăn cách bởi các đảo đá nên chiều dài các tuyến không đồng đều. Đặc biệt 3/4 tuyến có chiều dài ngắn, chưa đầy 3km, độ sâu đáy biển có đoạn chỉ đến 10m. Bên cạnh đó, 70% cấu tạo địa chất toàn tuyến là đá gốc rắn chắc. Riêng đoạn gần đảo Cô Tô (dài khoảng 1km) còn có lớp dày khoảng 5m là vỏ phong hoá đá gốc, sét pha cát phong hoá dạng dẻo cứng nên việc thi công ở khu vực này mất rất nhiều thời gian và vô cùng phức tạp. Thông tin Khách sạn đảo Cô Tô
Với cấu tạo địa chất như vậy, Liên doanh nhà thầu Prysmia - Thái Dương đã quyết định dùng sà lan rải cáp kết hợp với các phương tiện khác như robot cắt đá để xẻ mương cáp, máy hút bùn, máy bơm nước áp lực cao để thổi nước tạo thành rãnh... Tham gia việc rải cáp có hơn 50 cán bộ, công nhân, chuyên gia, thợ lặn, trong đó có 17 chuyên gia đến từ Indonessia (thuộc Công ty Nautic Maritime Salvage). Họ làm việc cật lực để đảm bảo tiến độ dự án, có những ngày thi công liên tục tới 18 giờ không ngừng nghỉ.
Đó là phần việc dưới biển, ngoài ra dự án còn áp dụng công nghệ kéo dây bằng khinh khí cầu trên những đoạn chạy qua rừng, qua núi đá cao trên đảo với chiều dài 35km, cùng một lúc có thể kéo được 4 sợi cáp khác nhau để rút ngắn thời gian thi công, đảm bảo hoàn thành công trình với 350 ngày.
Tham dự lễ khánh thành dự án đưa điện lưới ra huyện đảo Cô Tô có Ủy viên Bộ Chính trị Tòng Thị Phóng - Phó Chủ tịch Quốc hội; ông Phạm Minh Chính - Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh; ông Nguyễn Văn Đọc - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng nhiều đại biểu đại diện đến từ nhiều cơ quan ban ngành trung ương và địa bàn tỉnh.
Huyện Cô Tô, kinh nghiệm du lịch đảo Cô Tô là một quần đảo nằm ở phía Đông của đảo Vân Đồn (Quảng Ninh) có diện tích 46,2 km2. Trước đây, do địa hình biển đảo đặc thù và điều kiện kinh tế khó khăn nên nhiều dự án đăng ký đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào các nhóm đảo còn chậm trễ.
Đặc biệt là nguồn điện để phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn thiếu thốn khá trầm trọng do trên huyện đảo, điện mới chỉ được cấp bằng các nguồn máy phát chạy dầu diesel, nguồn năng lượng mặt trời với công suất rất nhỏ.
Cắt băng khánh thành và đóng lưới điện quốc gia trên huyện đảo Cô Tô
Khi chưa có điện lưới quốc gia, huyện đảo Cô Tô luôn trong tình trạng thiếu điện, mỗi ngày chỉ phát hai lần, buổi trưa từ 11h đến 13h và buổi tối từ 17h đến 22h. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất kinh doanh của người dân cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn đảo Cô Tô.
Đáng chú ý, Cô Tô là một trong những điểm nằm trong chiến lược phát triển du lịch quan trọng của tỉnh Quảng Ninh, nên tình trạng thiếu điện, mất điện cũng ảnh hưởng lớn đến sức hấp dẫn của ngành công nghiệp không khói nơi đây.
Khắc phục tình trạng này cũng như hiện thực hóa nhiều mơ ước bấy lâu nay của người dân đảo Cô Tô, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã thực hiện Dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô với các hạng mục: Tuyến đường dây trên không 110kV Cẩm Phả - Vân Đồn; trạm biến áp 110kV Vân Đồn 1; tuyến đường dây trên không 110kV từ trạm Vân Đồn 1 đến thôn Đài Chuối, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn và toàn bộ hệ thống lưới điện phân phối trên huyện đảo Cô Tô.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cùng nhiều đại biểu, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tại lễ khánh thành chiều 16/10.
Tỉnh Quảng Ninh đầu tư xây dựng các hệ thống lưới điện 22kV, 110kV từ thôn Đài Chuối, xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn ra huyện đảo Cô Tô với tổng chiều dài tuyến đường dây là 58,3km, trong đó có 25km cáp ngầm xuyên biển.
Công trình thắp sáng Cô Tô bằng điện lưới được khởi công ngày 4/11/2012 và dự án được đánh giá là kỳ tích về thời gian chuẩn bị, thi công và đặc biệt là đổi mới trong việc huy động nguồn vốn. Đây là công trình đi đầu trong cả nước đưa điện lưới vượt biển ra đảo bằng cáp ngầm, cũng như thành công của dự án là kết quả của cuộc vận động “Chung tay thắp sáng vùng biển đảo Cô Tô”.
Đến 18h chiều 16/10, hàng chục nghìn ngọn đèn điện tại huyện đảo Cô Tô chính thức được đóng điện thắp sáng bằng lưới điện hoà vào hệ thống điện lưới quốc gia trong niềm vui khôn xiết của hàng ngàn người dân sinh sống và làm việc trên huyện đảo này.
Phát biểu tại lễ khánh thành, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết: “Việc thắp sáng Cô Tô bằng điện lưới đã hoàn thành được mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sau 52 năm 6 tháng kể từ tháng 1/1961 đến tháng 10/2013. Đây là một sự kiện quan trọng, tôi cho rằng đây là một tình cảm thiêng liêng mà Đảng và Nhà nước đã dành cho đồng bào, nhân dân các dân tộc tại huyện đảo Cô Tô. Tôi cũng đánh giá cao những nỗ lực của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong việc thực hiện thành công công trình này”.
Dự án có tổng mức đầu tư là hơn 1.100 tỷ đồng. Trong đó có gần 300 tỷ đồng là tiền ủng hộ từ các tập thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.